Vô hiệu bồi thẩm đoàn

Việc bồi thẩm đoàn vô hiệu hóa pháp luật miêu tả một phán quyết không có tội của một bồi thẩm đoàn trong phiên tòa xét xử hình sự mặc dù bị cáo rõ ràng đã vi phạm pháp luật. Lý do có thể do bồi thẩm đoàn tin rằng: bản thân luật pháp là bất công,[1][2] công tố viên đã áp dụng sai luật trong trường hợp của bị cáo,[3] hình phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật là quá hà khắc, hoặc sự bất mãn chung đối với hệ thống công lý hình sự. Một số bồi thẩm đoàn cũng đã từ chối kết tội do định kiến của họ khiến họ nghiêng về phía bị cáo.[4] Các phán quyết như vậy có thể xảy ra bởi vì bồi thẩm đoàn có quyền tuyệt đối và không giới hạn để đưa ra bất kỳ phán quyết nào họ chọn, mặc dù họ thường không được thông báo về quyền này trong quá trình xét xử.[5]Việc vô hiệu hóa không phải là một phần chính thức của thủ tục hình sự, nhưng là hệ quả theo lô-gíc của hai quy tắc chính của hệ thống công lý:Một phán quyết của bồi thẩm đoàn trái với nguyên văn luật pháp chỉ liên quan đến vụ án được trình bày trước bồi thẩm đoàn đó. Tuy nhiên, nếu xảy ra nhiều bản án trắng vì nhiều nỗ lực lặp đi lặp lại để truy tố một hành vi phạm tội cụ thể, thì điều này có thể dẫn đến việc pháp luật bị vô hiệu hóa trên thực tế. Những trường hợp như vậy có thể cho thấy phản đối của công chúng đối với một ban hành tư pháp không nhận được ủng hộ. Cũng có thể xảy ra trường hợp bồi thẩm đoàn kết tội bị cáo ngay cả khi người ta không vi phạm luật pháp nào, tuy nhiên những bản án như vậy có thể bị lật ngược khi kháng cáo. Việc vô hiệu pháp luật cũng có thể xảy ra trong các phiên tòa dân sự,[8] nhưng (khác với các phiên tòa hình sự) nếu bồi thẩm đoàn đưa ra một phán quyết không có tội mặc dù rõ ràng trái ngược với bằng chứng, thì thẩm phán có thể đưa ra phán quyết bất chấp bản án đó, hoặc ra lệnh xét xử theo một phiên tòa mới.[9]